25/12/2019 | 1718 |
2 Đánh giá

Hiện nay, Thang Nâng Hàng được xem là thiết bị bắt buộc phải có trong các nhà máy, xưởng sản xuất hay khu công nghiệp. Chúng còn được mệnh danh là cột sống, giúp đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra trơn tru và ổn định. Vậy tại sao cỗ máy này lại có khả năng thần kỳ đến vậy? Cấu tạo Thang Nâng Hàng như thế nào? Lợi ích mà thang máy tải hàng mang lại cho con người làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thang Nâng Hàng có gì hay ?

 

Hiện nay, Thang Nâng Hàng được xem là thiết bị bắt buộc phải có trong các nhà máy, xưởng sản xuất hay khu công nghiệp. Chúng còn được mệnh danh là cột sống, giúp đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra trơn tru và ổn định. Vậy tại sao cỗ máy này lại có khả năng thần kỳ đến vậy? Cấu tạo Thang Nâng Hàng như thế nào? Lợi ích mà thang máy tải hàng mang lại cho con người làm gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Thang Nâng Hàng đóng vai trò quan trọng trong vận năng hàng hoá tại nhà máy, xí nghiệp

Trước khi tìm hiểu chi tiết cấu tạo Thang Nâng Hàng, chúng ta sẽ điểm qua một vài đặc điểm riêng có của dòng thang máy ‘đặc biệt’ này nhé. Quay về khoảng thời gian trước khi thang máy ra đời, công việc bốc vác, di chuyển hàng hóa giữa các tầng trong một tòa nhà hoàn toàn dựa vào sức của con người. Có chăng, nếu hàng hóa quá nặng thì những người công nhân sẽ sử dụng thêm ròng rọc hoặc một vài công cụ hỗ trợ khác, ví dụ như “sức mạnh của số lượng” chẳng hạn…

Tuy nhiên, ròng rọc cũng không thể giải quyết vấn đề này một cách triệt để. Đối với những hàng hóa có kích thước quá khổ, khối lượng lên tới hàng trăm Kg hay thậm chí là vài tấn thì lựa chọn ròng rọc là bất khả thi. Hơn nữa, cách vận chuyển thủ công này còn tiềm ẩn rủi ro về an toàn rất lớn. Đó không những là rủi ro về hàng hóa như: hàng hoá sẽ dễ bị hỏng hóc hơn, dễ rơi vỡ hay va đập trong quá trình di chuyển. Mà còn là những sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với các công nhân bốc vác. Lúc này, sự ra đời của Thang Máy Tải Hàng trở thành bước ngoặt trọng đại trong ngành Công nghiệp Vận chuyển.

Sở hữu một chiếc Thang Nâng Hàng thì việc vận chuyển hàng hóa trong các nhà máy, xí nghiệp trở nên “nhẹ nhàng” hơn rất nhiều. Chúng không chỉ giúp giảm thời gian vận chuyển mà còn có thể tiết kiệm nguồn nhân lực, hạn chế tối đa tình trạng hàng hóa bị đổ vỡ, va chạm gây hỏng hóc trong quá trình vận chuyển. Hơn hết, những chiếc thang máy này còn trở thành “người bạn” thân thiết của mọi công nhân, nhất là những khi công việc bị “dí” và cần hoàn thành gấp.

Vậy Thang Nâng Hàng có cấu trúc như thế nào ?

Là công cụ hỗ trợ đắc lực cho con người trong việc di chuyển tại các toà nhà cao tầng, nhà máy, phân xưởng, … với chức năng chuyên dụng CHỈ DÙNG ĐỂ TẢI HÀNG HOÁ, cấu tạo của Thang Nâng Hàng có phần giản đơn hơn so với Thang máy thông thường. Nhưng đừng lầm tưởng rằng nó đơn giản trong cấu trúc mà có sự sơ sài về mặt thiết kế. Về cơ bản thì Thang Nâng Hàng bao gồm có 4 “cơ quan” chính. Đó là:

Hố thang: Có chiều cao tương đương với chiều cao của nơi lắp đặt Thang, thông thường là các nhà máy, phân xưởng, kho bãi… và kéo dài thông suốt từ trên xuống dưới

Phòng máy: Bộ phận này không bắt buộc phải có trong Thang Nâng Hàng vì dòng Thang Nâng này không có yêu cầu quá cao về mặt thẩm mỹ. Trong trường hợp có phòng máy thì bộ phận này sẽ được đặt ở đỉnh của hố thang.

Hố pit: Ngược lại với phòng máy, hố pit sẽ được đặt ở đáy dưới cùng, ở bên dưới sàn tầng thấp nhất của tòa nhà.

Các thiết bị cơ khí, điện của thang máy:

- Ray dẫn hướng: Là bộ phận được lắp đặt xuyên suốt hố thang. Chúng có nhiệm vụ dẫn hướng cho cabin thang máy và đối trọng chuyển động theo chiều dọc ở trong hố thang.

- Cabin Thang Nâng Hàng và đối trọng: Cabin là nơi để chuyên chở hàng hóa. Còn đối trọng thì sẽ chuyển động ngược chiều cabin có thể di chuyển lên hay xuống kể cả khi không chứa hàng hóa

- Tủ điều khiển: Tủ điều khiển của thang bao gồm rất nhiều thiết bị điện và điện tử đã được lập trình trước đó nhằm đảm bảo rằng thang hoạt động theo đúng như lệnh của người dùng.

-  Máy kéo: Máy kéo được lắp ở bên trên hố thang, liên kết với cabin và đối trọng nhờ các sợi cáp. Máy kéo sẽ ảnh hưởng đến vận tốc di chuyển, mức độ ổn định của thang khi di chuyển.

- Cửa cabin và cửa tầng:  chúng thực hiện nhiệm vụ đóng mở mỗi khi thang máy đến tầng đích, đảm bảo an toàn cao nhất.

Ngoài những bộ phận trên, cấu thành nên một chiếc Thang Nâng Hàng còn có thể bao gồm một số linh kiện khác như: bộ phận đảm bảo an toàn tự động, bộ phận hạn chế tốc độ, hộp chống ồn.... Tùy từng dòng thang và mục đích sử dụng của người dùng mà thiết kế cũng như giá thành lắp đặt Thang Nâng Hàng sẽ có sự khác nhau.

Đơn giản về mặt cấu tạo, giá thành rẻ, chi phí lắp đặt vừa phải và thời gian lắp đặt thường rất nhanh… Thang Nâng Hàng đã và đang trở thành một trong những sự đầu tư “thông minh” nhất không những của các doanh nghiệp, kho bãi, nhà xưởng lớn mà còn của các hộ kinh doanh theo hình thức kinh doanh tại gia. Tiết kiệm thời gian, công sức và thậm chí là chi phí nhân công vận chuyển cũng giảm đáng kể khi sử dụng Thang Nâng Hàng đã giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động lên gấp 2,3 lần.

Mọi người đều thử, sao bạn lại không ?


(*) Xem thêm:

Bình luận