17/12/2019 | 2226 |
1 Đánh giá

Cấu thành một chiếc Thang Nâng Hàng bao gồm rất nhiều bộ phận. Tuy nhiên, bộ phận quan trọng nhất và không thể thiếu nhất mà ta phải kể đến đó là  hệ thống cơ khí của Thang Nâng Hàng. Cùng VNDB tìm hiểu về hệ thống cơ khí của Thang Nâng Hàng để nắm rõ hơn về thiết bị có tính ứng dụng cao này nhé.

Hệ Thống Cơ Khí của Thang Nâng Hàng

Hệ Thống Cơ Khí của Thang Nâng Hàng

Ngày nay, Thang Nâng Hàng đã trở nên quen thuộc với mọi người từ gia đình tới cơ quan, xí nghiệp, nhà xưởng, nhà hàng, khách sạn, ... nhằm phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày một tăng cao của con người. Cấu thành một chiếc Thang Nâng Hàng bao gồm rất nhiều bộ phận. Tuy nhiên, bộ phận quan trọng nhất và không thể thiếu nhất mà ta phải kể đến đó là  hệ thống cơ khí của Thang Nâng Hàng. Cùng VNDB tìm hiểu về hệ thống cơ khí của Thang Nâng Hàng để nắm rõ hơn về thiết bị có tính ứng dụng cao này nhé.
Hệ thống cơ khí của Thang Nâng Hàng có khả năng giúp đảm bảo hiệu quả, năng suất và độ an toàn cao gồm các bộ phận sau:  khung sườn cabin, hệ thống bắt ray dẫn hướng, hệ thống giá đỡ máy, … tạo thành một hệ thống hoàn thiện và khép kín giúp Thang Nâng Hàng vận hành êm ái, trơn tru và hiệu quả.

1. Khung sườn cabin của Thang Nâng Hàng

Hệ Thống Cơ Khí của Thang Nâng Hàng

  • Khung sườn cabin có chức năng quan trọng trong việc đảm bảo cho Thang Nâng Hàng được hoạt động chắc chắn, an toàn và bền bỉ theo thời gian. Thông thường khung sườn cabin được làm bằng chất liệu và sơn bên ngoài có tính chịu lực cao, độ bền bỉ tốt.
  • Khung sườn cabin được thiết kế có khung đóng xung quanh hình chữ C để làm tăng thêm độ cứng và vững chắc hơn cho Thang Nâng Hàng.

2.  Hệ thống giá đỡ của Thang Nâng Hàng

Hệ Thống Cơ Khí của Thang Nâng Hàng

 

  • Giá đỡ là bộ phận có trách nhiệm “đỡ” toàn bộ tải trọng của Thang Nâng Hàng khi hoạt động. Tuỳ vào mục đích và yêu cầu sử dụng của chủ đầu tư mà đơn vị thiết kế sẽ có biện pháp tính toán và thiết kế sao cho đáp ứng tối đa được nhu cầu của khách hàng.
  • Cần sử dụng loại thép có độ bền cao, khả năng chịu lực tốt để Thang Nâng Hàng có được hệ thống giá đỡ tốt nhất.


3. Hệ thống bắt ray hướng dẫn

  • Đây là bộ phận được lắp dọc theo sợi dây rọi ray. Hệ thống bắt ray hướng dẫn có khoảng cách với gối đỡ khoảng 2cm tới 3cm. Thiết kế của hệ thống bắt ray có các thanh ray được gắn vào gối đỡ bằng các thiết bị móc kẹp. 
  • Tời điện được sử dụng để lắp ray có trọng lượng tối thiểu là 500kg, được sử dụng các sợi dây dọi phục vụ cho việc căn chỉnh thẳng hàng, cho đúng với thiết kế giữa ca bin và ray đối trọng.
  • Với hệ thống bắt ray thường sử dụng loại thép có chất lượng tốt và được đảm bảo có sơn bề mặt cẩn thận đảm bảo cho bộ phận này có độ bền tốt, chất lượng sử dụng cao.

4. Hệ thống kiểm soát tốc độ và phanh cơ an toàn của Thang Nâng Hàng

Hệ Thống Cơ Khí của Thang Nâng Hàng

 

  • Hoạt động của Thang Nâng Hàng với hệ thống kiểm soát tốc độ và phanh cơ an toàn sẽ luôn trong một khung sườn cho phép. Đây chính là cách đảm bảo cho độ an toàn của con người tuyệt đối khi sử dụng Thang Nâng Hàng trong mọi vận năng hàng hoá của mình. Với bộ phận này tốc độ vận hành của cabin được kiểm soát tốt nhất, giúp cabin Thang Nâng Hàng luôn hoạt động ở một tốc độ cho phép, an toàn tuyệt đối cho mỗi người.
  • Đây là một trong những bộ phận quan trọng nên việc lắp ráp cho tới chọn mua thiết bị cần cẩn trọng để có thể lựa chọn những thiết bị có chất lượng tốt nhất.

5. Hệ thống vách inox của Thang Nâng Hàng

Hệ Thống Cơ Khí của Thang Nâng Hàng

 

  • Thiết hế chấn bẻ vuông thanh và sắc cạnh để giúp cho vết ghép khít tối đa, từ đó tăng thêm tính thẩm mỹ và sự chắc chắn hơn cho cabin Thang Nâng Hàng.
  • Hơn thế, các tấm vách cần có xương tăng cứng và liên kết bằng cách hàn chắc chắn, dán thêm lớp chống ồn để mỗi khi Thang Nâng Hàng khi hoạt động giảm tiếng ồn tới mức tối đa.

6. Hệ thống Puly dẫn hướng cáp tải

Hệ Thống Cơ Khí của Thang Nâng Hàng

  • Sử dụng hệ thống puly dẫn hướng cáp tải giúp khâu dẫn động hộp giảm tốc  theo một vận tốc đã được quy định để giúp cho cabin có thể lên xuống giữa các tầng. Thông thường thì bộ phận này được lắp đặt ở phòng máy trên nóc giếng Thang Nâng Hàng hoặc là ở trong hố thang.
  • Hệ thống puly dẫn hướng cáp tải được vắt qua rãnh của puly ma sát của motor kéo để Thang Nâng Hàng vận hành theo trục thiết kế từ đó giúp Thang Nâng Hàng hoat động an toàn, nhịp nhàng và có tính ổn định cao.

7. Điều khiển đóng mở cửa và hệ thống đầu cửa tầng của Thang Nâng Hàng

Hệ Thống Cơ Khí của Thang Nâng Hàng

  • Với hệ thống này toàn bộ những hoạt động đóng mở cửa của cabin, cửa tầng Thang Nâng Hàng sẽ được kiểm soát. Động cơ đóng mở cửa của Thang Nâng Hàng sử dụng động cơ một chiều hoặc động cơ xoay chiều tạo momen ở cửa của cabin Thang Nâng Hàng hoặc cửa tầng. 
  • Với trang bị khoá lên động cùng với việc có các tiếp điểm luôn mang tới độ an toàn cao, tính chính xác khi dừng đúng các tầng trong quá trình Thang Nâng Hàng hoạt động, vận hành. Hệ thống đóng mở cửa có ý nghĩa quyết định tới chất lượng vận hành và sử dụng của Thang Nâng Hàng.
     

Hệ thống cơ khí là một trong những bộ phận quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ chiếc Thang Nâng Hàng nào. Nó có ý nghĩa quyết định tới quá trình vận hành và sử dụng của con người khi sử dụng Thang. Việc tìm hiểu về hệ thống cơ khí của Thang Nâng Hàng là điều cần thiết và vô cùng hữu ích cho mỗi người khi có nhu cầu lắp đặt và sử dụng Thang Nâng Hàng.


(*) Xem thêm:

Bình luận