Thang Nâng Hàng là một thiết bị sử dụng để nâng đồ vật, hàng hóa lên cao. Đây cũng là thiết bị không thể thiếu trong các công trình xây dựng nhà cao tầng. Do đó, để đảm bảo an toàn cho con người khi làm việc với Thang Nâng Hàng, bạn cần tuân thủ đúng các quy trình làm việc an toàn để tránh xảy ra những sự cố không đáng có. Bài viết dưới dây tổng hợp một số nguyên tắc mà bạn cần tuân thủ để đảm bảo an toàn nhé.
An toàn lao động khi vận hành Thang Nâng Hàng
Thang Nâng Hàng là một thiết bị sử dụng để nâng đồ vật, hàng hóa lên cao. Đây cũng là thiết bị không thể thiếu trong các công trình xây dựng nhà cao tầng. Vì luôn hoạt động ở trên cao cho nên điều kiện an toàn khi sử dụng Thang Nâng Hàng luôn được chú ý. Do đó, để đảm bảo an toàn cho con người khi làm việc với Thang Nâng Hàng, bạn cần tuân thủ đúng các quy trình làm việc an toàn để tránh xảy ra những sự cố không đáng có.
1. Một số điều kiện chung:
- Không được phép vận hành Thang Nâng Hàng khi có các yếu tố sau đây:
- Trọng tải phải phân bố đều, nghiêm cấm nâng quá tải.
- Làm tốt nhật ký giao ban, đồng thời báo cáo tường tận các sự cố hoặc các vấn đề máy móc gặp phải cho những người có trách nhiệm.
- Trước khi cho vận hành Thang Nâng Hàng cần đảm bảo chắc chắn là tất cả các cửa hàng rào bảo vệ, lồng nâng, cửa nóc lồng phải được đóng kín và chắc chắn.
* Lưu ý: Vì sự an toàn tính mạng của người sử dụng cũng như vì sự an toàn và tuổi thọ của máy: Tuyệt đối không được tháo các công tắc hành trình hoặc làm việc gì làm ảnh hưởng tới các công tắc hành trình ở cửa của hàng rào bảo vệ, lồng nâng.
2. Một số điều kiện khác:
- Chỉ những ai hội đủ điều kiện sau mới được vận hành Thang Nâng Hàng :
- Có độ tuổi lao động phù hợp với qui định nhà nước .
- Có chứng nhận đủ sức khoẻ của cơ quan y tế.
- Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chứng chỉ kèm theo.
- Được đào tạo nghề nghiệp và được chính thức giao vận hành Thang Nâng Hàng.
- Khi làm việc phải sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát theo chế độ gồm: áo quần vải dầy, nón cứng, găng tay vải bạt , giầy vải ngắn cổ. Đặc biệt công nhân tiếp nhận vật liệu ở đầu bàn nâng phải thường xuyên đeo dây an toàn.
- Trước khi vận hành Thang Nâng Hàng phải kiểm tra tình trạng kỹ thuật của nó xem nó có hoàn hảo không mới được đưa máy vào sử dụng. Việc kiểm tra bao gồm các nội dung sau:
- Giá của Thang Nâng Hàng phải vững chắc và gắn chặt với công trình.
- Sàn để công nhân ra lấy vật liệu phải sát với sàn nâng của Thang. Sàn phải chắc chắn bảo đảm chịu được sức nặng của người và vật liệu.
- Phải có thùng, giỏ để dựng vật liệu rời và chỉ đươc đựng nhiều nhất tới cách miệng thùng (giỏ) 20cm, không được chất quá đầy để tránh rơi vãi.
- Phải có bảng ghi rõ tải trọng sức nâng cho phép của vật khi nâng hạ và gắn trên mái tại nơi dễ thấy nhất.
- Khu vực đặt tời (bên ngoài Thang Nâng Hàng) và dây cáp chạy từ tời ra ngoài) phải được che chắn tốt. Cơ cấu thắng hãm của tời phải tốt. Bảng điện dùng cho tời phải đặt trong hộp kín và có khóa để khóa lại mỗi khi kết thúc công uiệc. Tời phải được cố định chắc chắn để không bị xê dịch, lật đổ trong khi đang làm việc. Dây cáp (xích) phải ở trong trạng thái tốt : không bị dập, đứt, xoắn…
- Tín hiệu giúp thông báo từ nơi điều khiển máy đến các tầng có xếp dỡ hàng phải bảo đảm thống nhất.
- Mái hiên (hay tấm che) đặt bên trên chỗ làm việc của người điều khiển và người xếp tải phải đủ khả năng bảo vệ họ khi vật liệu ngẫu nhiên rơi xuống.
- Khi Thang Nâng Hàng làm việc người điều khiển phải chú ý theo dõi để bảo đảm :
- Dây cáp cuốn thứ tự trên tang trục thành từng lớp.
- Chiều dài của dây cáp phải tính toán sao cho khi nó kéo hết dây cáp nó vẫn còn cuộn lại trên tang trục cuốn từ 3 – 5 vòng.
- Không để dây xích hay dây cáp tuột hay bị kẹt trong khi chuyển động. Nếu xảy ra hiện tượng trên thì phải sửa chữa ngay ròng rọc.
- Múp phải được móc chặt bằng dây xích hoặc dây cáp. Các dây cáp này phải cố định ở độ cao cách mặt đất ít nhất là 50cm và chiều dài dây phải thích hợp để tránh bị đổ.
- Khi nâng vật lên cao phải có thắng hãm tốt để đề phòng vật rơi xuống. Không được thắng bằng cách giữ tay quay lại. Trong khi hạ vật xuống phải đứng cách xa ít nhất là 1m.
- Chỉ được tiếp nhận hay chuyển giao vật liệu sau khi bàn nâng đã dừng ngang mặt sàn hoàn toàn . Trong mọi trường hợp, cấm công nhân xếp dở tải đu với theo tải trọng (vật nặng).
- Khi nâng hàng, cấm đứng dưới vật đang nâng và gần sát khu vực nâng hạ. Phải treo biển có ghi rõ dòng chữ “Cấm người lên xuống bằng Thang Nâng Hàng tải, cấm người không có trách nhiệm vào Thang”
- Khi cần sửa chữa hay dọn vật liệu rơi vãi dưới bàn nâng phải có biện pháp cố dịnh bàn nâng chắc chắn trước khi làm.
- Trước khi ra về phải thu dọn nơi làm việc sao cho vệ sinh, ngăn nắp và phải có biện pháp bảo đảm loại trừ hoàn toàn khả năng khởi động trở lại của Thang bởi người lạ mặt. Bàn giao máy lại cho ca sau với tình trạng kỹ thuật cụ thể của nó và ký tên vào sổ bàn giao.
3. Các sự cố thường gặp trong khi vận hành Thang Nâng Hàng và cách khắc phục:
- Sau khi trong tủ điện chính đã báo có điện mà bấm khởi động nhưng máy vẫn không hoạt động thì kiểm tra tất cả các công tắc hành trình cửa ra vào, nút bấm khởi động và cầu chì.
- Khi Thang đang hoạt động nhưng bị mất điện. Ta có thể xử lí bằng cách để nhân viên trèo lên nóc lồng nâng lấy khóa 17 xiết bulong tay kéo thắng motor của 2 động cơ. Và nhẹ nhàng kéo tay kéo thắng của motor còn lại sao cho lồng nâng xuống từ từ ngang hoặc thấp hơn với tốc độ hoạt động bình thường của động cơ. Tuyệt đối không để tốc độ vượt quá tốc độ bình thường, vì nếu vượt quá tốc động bình thường thì Phòng rơi sẽ tác động. như vậy phải chờ đến khi có điện thì mới tiếp tục hoạt động được.
Trên đây là một số quy định hiện hành cũng như các phương pháp và yêu cầu về sử dụng Thang Nâng Hàng sao cho an toàn và bền bỉ nhất. Hi vọng sẽ là thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Xem thêm