Tổng hợp một số vấn đề cần lưu ý khi mua Thang Nâng Hàng cũng như hỗ trợ người dùng có cái nhìn bao quát hơn về Thang Nâng Hàng
Lời khuyên dành cho người mua Thang Nâng Hàng thời 4.0
Cuộc sống ngày một phát triển, nhu cầu con người cũng theo đó mà tăng cao. Việc sử dụng các công cụ như Thang Nâng Hàng để “nhẹ nhàng hóa” những công việc nặng nhọc như khuân vác hàng hóa ở các chung cư, nhà cao tầng hay các nhà xưởng, nhà kho... đã trở thành chuyện “quá đỗi bình thường” trong thời đại 4.0 này.
Nhưng cần làm gì để mua Thang Nâng Hàng... hay đến những vấn đề về kỹ thuật như hố Thang Nâng bao nhiêu là đủ... có lẽ còn khá lạ lẫm với nhiều người. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ điều đó cho bạn.
Khi có nhu cầu lắp đặt Thang Nâng Hàng, bạn cần xác định rõ mục đích lắp đặt của mình là gì thông qua các câu hỏi sau:
1. Thang Nâng Hàng bạn lắp chuyên chở loại hàng hóa gì?
Vấn đề đầu tiên cực kì quan trọng mà bạn cần phải lưu tâm, đó là: Bạn dùng Thang Nâng Hàng để tải loại hàng hóa gì?
Tại sao nó lại quan trọng? Bởi việc xác định được loại hàng hóa cần nâng, không những giúp bạn tính toán sơ bộ được tải trọng của Thang Nâng Hàng, mà còn hỗ trợ đắc lực cho đơn vị thiết kế thi công lắp đặt Thang Nâng Hàng có cái nhìn tổng thể hơn khi đi khảo sát Thang, từ đó đưa ra mức báo giá hợp lí nhất cho giải pháp đầu tư của bạn.
Chưa hết, việc xác định được loại hàng hóa chuyên dụng dành cho chiếc Thang Nâng Hàng của mình sẽ giúp bạn xác định được loại vật liệu bao che dành cho Thang. Thông thường, Thang Nâng Hàng có thiết kế vật liệu bao che bằng các khung sắt để tiết kiệm chi phí nên nó “không được đẹp” cho lắm bởi nó chỉ có chức năng chuyên dụng là để tải hàng. Tuy nhiên, nếu hàng hóa của bạn là “Thực phẩm” và Thang Nâng Hàng của bạn dùng để chuyển thức ăn lên cho thực khách thì vật liệu bao che nên là inox (có đặc tính không gỉ) với mặt kính cao cấp. Có như vậy, sản phẩm mới toát lên được vẻ đẹp tinh tế, sang trọng và sắc nét.
2. Bạn lắp Thang Nâng Hàng ở đâu?
Vấn đề tiếp theo cũng quan trọng không kém khi bạn đưa ra quyết định lắp đặt Thang Nâng Hàng, đó là: Bạn lắp Thang Nâng Hàng ở đâu?
Thang Nâng Hàng dùng để luân chuyển hàng hóa trong công việc nên việc thiết kế lắp đặt Thang Nâng Hàng ở một vị trí hợp lí, thuận tiện cho việc khuân vác và nâng hạ giữa các tầng lầu, giúp các bộ phận kết nối một cách nhanh nhất có thể là điều vô cùng cần thiết. Bạn nên tham khảo, khảo sát địa hình cũng như có sự tính toán trước cho nơi làm việc của mình để lựa chọn nơi lắp cho phù hợp, tránh “đụng chạm” tới vấn đề phong thủy, sẽ kích thích tốt hơn cho việc làm ăn của bạn.
Đối với nhà kho, nhà xưởng, kho bãi: Nơi lắp thường là trung tâm các tầng lầu. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm thời gian di chuyển hơn
Đối với các hộ kinh doanh kinh doanh gia đình nhỏ, lẻ: Sẽ thuận tiện hơn nếu nơi lắp Thang Nâng Hàng gần với các nguồn cung cần thiết
Đối với nhà hàng, khách sạn...: Thường thì ở những nơi sang trọng, có nhiều khách hàng ra vào thì Thang Nâng Hàng chủ yếu dùng để tải THỰC PHẨM VÀ tải RÁC, vì thế, nơi lắp Thang Nâng Hàng ở các chỗ này chỉ cần thuận tiện cho các bộ phận vận chuyển là được
Đối với bệnh viện: Phòng cấp cứu hoặc các khu hành lang cần sự di chuyển nhanh chóng khi có phẫu thuật là những nơi cần được ưu tiên khi lắp đặt Thang Nâng Hàng
3. Tải trọng ước lượng của Thang Nâng Hàng là bao nhiêu?
Câu hỏi thứ 3 bạn cần trả lời được: Bạn Nâng Hàng với tối đa tải trọng là bao nhiêu?
Giá Thang Nâng Hàng phụ thuộc tới 60% tải trọng của Thang. Thang có tải trọng càng lớn, điều đó có nghĩa là khung Thang cũng sẽ lớn, vật liệu chi phí đi kèm như: động cơ, hệ thống tủ điều khiển... cũng theo đó mà tăng theo và ngược lại. Do đó, việc xác định được số kg mà bạn muốn nâng sẽ giúp bạn biết được chi phí khái toán ban đầu mà bạn cần bỏ ra là bao nhiêu, từ đó mà có sự tính toán cần thiết cho hợp lí nếu bạn bị “vượt định mức”.
Tuy nhiên, việc đánh giá sơ bộ tải trọng cần có sự tư vấn và khảo sát từ các đơn vị lắp đặt chuyên nghiệp và uy tín, bởi nó còn phụ thuộc vào diện tích hố Thang cũng như các điều kiện khách quan khác như: con người, điều kiện mặt bằng nơi lắp đặt...
4. Kích thước hố Thang Nâng Hàng dự trù của bạn là bao nhiêu?
Nếu có thể, bạn phải dự trù được nơi đặt lồng Thang Nâng Hàng để có sự tính toán kích thước hố Thang Nâng Hàng sao cho hợp lí. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc động chạm “thổ nhưỡng” của nơi làm việc... nên bạn cần hết sức lưu tâm về vấn đề này.
5. Thang Nâng Hàng của bạn có bao nhiêu điểm dừng?
Số điểm dừng tương đương số tầng mà Thang Nâng Hàng sẽ di chuyển và vận năng hàng hóa. Hoặc cũng có thể nói, số điểm dừng chính là số tầng mà Thang Nâng Hàng phải “phục vụ”. Xác định rõ điều này, bạn sẽ giúp đơn vị thi công phác thảo ngay được bản vẽ chi tiết cũng như các kế hoạch cần thiết khi tiến hành lắp đặt Thang.
6. Vật liệu bao che dành cho Thang Nâng Hàng của bạn là loại vật liệu gì?
Điều cuối cùng và cũng là một phần mà bạn không thể bỏ qua khi có nhu cầu lắp đặt Thang Nâng Hàng. Đó là việc xác định vật liệu bao che chiếc Thang Nâng Hàng của bạn.
Như đã đề cập ở trên, vì có thiết kế vật liệu là các khung sắt để tiết kiệm chi phí nên thường thì Thang Nâng Hàng “không được đẹp” như các loại thang máy khác mà chúng ta hay thấy trên thị trường. Tuy nhiên, không phải chiếc Thang Nâng Hàng nào cũng dùng khung sắt cả. Điều này còn phụ thuộc vào hàng hóa mà Thang Nâng Hàng tải là gì.
Nếu là các loại hàng hóa thông thường, chỉ cần vận năng nhanh chóng và để tiết kiệm chi phí thì việc sử dụng khung sắt là tối ưu nhất. Nhưng nếu hàng hóa bạn cần nâng là “thức ăn” thì vật liệu nên là inox (có đặc tính không gỉ) với mặt kính cao cấp để đảm bảo tính thẩm mỹ. Hơn thế, nó còn hỗ trợ đắc lực cho việc bảo quản thực phẩm, tránh ruồi muỗi và bụi bẩn bám vào.
Thang Nâng Hàng thực sự là một công cụ thực sự rất hữu ích và cần thiết cho chúng ta. Sở hữu Thang Nâng Hàng không những giúp bạn tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất mà còn hỗ trợ bạn có sự chủ động hơn trong công việc. Hi vọng những lời khuyên trên đây sẽ giúp bạn xác định rõ mục đích cũng như nhu cầu của bản thân và có sự sáng suốt khi lắp đặt Thang Nâng Hàng nhé.
Xem thêm